Đặc biệt chất lượng đầu vào ngành vi mạch và các ngành gần khá tốt khi điểm tuyển sinh rất cao. Ở miền Trung có 3 trường tuyển sinh vi mạch bán dẫn, trong đó điểm chuẩn 24-27 điểm, nhiều ngành gần có điểm tương đương.
“Tôi tin rằng, với các chính sách của Đà Nẵng, khi Nghị quyết 136 được đưa vào áp dụng thì con số chỉ tiêu ngành vi mạch bán dẫn không dừng lại ở đó. Với cách làm như hiện nay chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng có thể có 5.000-6.000 kỹ sư thiết kế vi mạch”, ông Pháp nói.
Theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, vấn đề đặt ra là những sinh viên giỏi đạt các giải cao ở những cuộc thi lớn được học bổng thường tìm đến những nước phát triển để lĩnh hội tri thức rồi quen với môi trường ở đó và rất khó trở về.
Vì vậy Đà Nẵng cần có chính sách giữ chân “người tài”, tăng cường hợp tác nhà trường với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào công tác đào tạo, đừng chờ đến khi sinh viên ra trường mới tìm kiếm tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể đến các trường đại học để dạy ngoại ngữ, dạy văn hóa doanh nghiệp, công nghệ cho sinh viên thực hành. Thành phố cũng cần có các chính sách để hỗ trợ các trường đưa giảng viên nước ngoài về đào tạo cho sinh viên.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Việt, Giám đốc Bộ phận phát triển Infineon Technologies Việt Nam cho rằng, các công ty Châu Âu, Đức… rất coi trọng sự cân bằng của đội ngũ, họ sẽ không yên tâm khi chỉ có toàn đội ngũ trẻ.
Vì thế, phát triển nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, theo ông, ngoài các chính sách hỗ trợ đào tạo tại trường đại học, cần các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho những người có kinh nghiệm, những chuyên gia trong và ngoài nước về Đà Nẵng xây dựng đội ngũ nòng cốt ban đầu để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư.
Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Quang Thanh cho biết, theo thống kê, Đà Nẵng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch với khoảng 550 kỹ sư, chiếm 10% nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của Việt Nam.
Thời gian qua, thành phố đã có nhiều bước đi quan trọng, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn như thành lập liên minh các trường đại học đào tạo vi mạch bán dẫn kết hợp trí tuệ nhân tạo; tổ chức lớp đào tạo giảng viên nguồn đầu tiên về thiết kế vi mạch; lớp đào tạo chuyển đổi sinh viên chuyên ngành gần sang thiết kế chip; tuyển sinh mới kỹ sư thiết kế vi mạch năm 2024.
Ông Thanh chia sẻ thêm, sự gắn kết giữa 3 nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp sẽ là nền tảng đảm bảo hoạt động đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tạo đòn bẩy để Đà Nẵng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (Sở TT&T) về phối hợp và hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo với 6 trường đại học trên địa bàn. Hội nghị cũng chứng kiến việc trao hợp đồng triển khai đào tạo đóng gói, kiểm thử bán dẫn giữa Trường Đại học Đông Á và Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Tân (Đài Loan, Trung Quốc); trao biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn giữa doanh nghiệp và các trường đại học; trao Biên bản ghi nhớ về nội dung hợp tác tuyển dụng nhân sự. |
Tỉnh đánh giá cao sự phát triển nhanh của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, tin tưởng Việt Nam sẽ là con hổ tiếp theo của châu Á. Tiềm năng hợp tác là dầu khí, kinh tế và hàn lâm học thuật, ngoài ra có thể hợp tác trong công nghệ thông tin, chăn nuôi, thực phẩm, trồng nho. Tỉnh Prahova là nơi nổi tiếng sản xuất rượu vang đỏ. Trong công nghệ thông tin, tỉnh có đại diện của công ty đã hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực tin học hoá sân bay Nội Bài.
Prahova cũng giới thiệu mạng lưới 17 khu công nghiệp có vốn đầu tư nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư. Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính chọn thăm và làm việc với Prahova là niềm vinh dự với tỉnh. Tỉnh sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam tìm hiểu thị trường. Tỉnh trưởng Prahova cũng mong muốn được hợp tác với Việt Nam về phát triển vắc xin phòng dịch bệnh trong nuôi.
Bộ trưởng Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Romania Stefan-Radu Oprea chia sẻ, ngành dầu khí Prahova và Việt Nam gắn bó chặt chẽ là nhờ nền tảng tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. Hai nước còn có Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).
Thời gian qua, Việt Nam đã phát triển kinh tế rất nhanh và năng động, có lợi thế dân số đông (100 triệu người), sự phát triển của Việt Nam rất thần kỳ. Ông đề nghị các doanh nghiệp Prahova tranh thủ cơ hội có Thủ tướng Việt Nam và các Bộ trưởng trong Chính phủ Việt Nam để tìm hiểu cơ hội hợp tác, làm ăn.
Bộ trưởng Stefan-Radu Oprea tin tưởng hợp tác hai nước có thể làm được nhiều hơn nữa; hy vọng sau chuyến thăm này, cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn.
Còn Thị trưởng TP Ploiesti (tỉnh Prahova) Andrei-Liviu Volosevici mong hai bên sẽ trở thành bạn bè thân thiết đến mức “hễ gọi là đến”.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Romania luôn hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh nào; đặc biệt tỉnh Prahova, thành phố Ploiesti có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam từ rất lâu.
Từng có thời gian công tác, học tập tại Romania, quay trở lại thăm tỉnh và thành phố, Thủ tướng chia sẻ cảm nhận thành phố có nhiều đổi mới, đặc biệt là có đường cao tốc, quản lý thành phố bằng công nghệ thông minh; quản lý dịch vụ công và an sinh xã hội rất tốt. Mùa đông mặc dù tuyết bao phủ nhiều nhưng thành phố vẫn sạch, đẹp.
Thủ tướng cho biết, điểm nhấn lớn nhất của tỉnh Prahova và thành phố Ploiesti đã giúp đỡ Việt Nam đào tạo hơn 300 tiến sĩ, kỹ sư Việt Nam trong ngành dầu khí, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế trong hơn 30 năm qua.
Thủ tướng cũng chia sẻ kỷ niệm khi cách đây 30 năm, công tác tại Đại sứ quán, ông đã cùng Đại sứ thời kỳ đó đến TP này để trao Huân chương Hữu nghị.
Những năm qua dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng việc đào tạo nhân lực cho ngành dầu khí Việt Nam vẫn được tiếp tục.
Đồng tình với các ý kiến của lãnh đạo tỉnh, TP và lãnh đạo bộ ngành Romania, Thủ tướng đánh giá cao và hoan nghênh sự hợp tác, cần tìm phương thức hợp tác mới giữa hai bên. Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang tập trung phát triển chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế lớn của thế giới. Việt Nam và Romania có chung mục tiêu thúc đẩy những lĩnh vực này.
Việt Nam và Romania có thể bổ sung, hỗ trợ nhau, nhất là Việt Nam với dân số 100 triệu dân có thể bổ sung nguồn nhân lực cho Romania, đây là động lực mới trong hợp tác. Các doanh nghiệp hai bên sẽ ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong những ngành mới nổi.
Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng các công trình lớn trong lĩnh vực dầu khí. Hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác về đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Thủ tướng cho biết, Việt Nam sắp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau... Đây chính là lĩnh vực thế mạnh của Romania, tỉnh Prahova.
Hơn 4.000 người Việt Nam từng được đào tạo tại Romania, trong đó số nhân lực quan trọng được đào tạo chính là trong lĩnh vực dầu khí tại Ploiesti. Do đó, phạm vi hợp tác của hai bên rất rộng. Tuy nhiên cản trở lớn nhất chính là khoảng cách địa lý nhưng trong điều kiện thế giới phẳng, công nghệ thông tin, thương mại điện tử và chuyển đổi số, sẽ tháo gỡ khó khăn, hạn chế này.
"Khó khăn trong hợp tác quốc tế hiện nay là lòng tin, nhưng điều này hai nước đã có sẵn và chúng ta chỉ việc củng cố, đây là lợi thế của hai nước", Thủ tướng khẳng định.